Bất công ngang trái một tiếng đàn - Phần 2


Theo ghi chép của Nguyễn Đình San

 

NHỮNG “QUÝ NHÂN” PHÙ TRỢ

 

Nghe Tạ Thâm kể, tôi bị cuốn hút và gần như nhập hẳn vào câu chuyện của ông nên hỏi:

 

-      Ông cha ta vẫn nói “Ở hiền gặp lành” không lẽ ông ăn ở và làm điều thuộc như thể chỉ toàn gặp rủi ro sao. Không ai giúp gì cho ông ư?

 

-      Có đấy – Tạ Thâm nói – khi tôi bắt đầu triển khai những bản vẽ nhạc cụ trên giấy. Lần đầu làm được một số đem biểu diễn trong các dịp văn nghệ được đồng bào trong vùng thích thú, chấp nhận. Tín đồ bay đến là ông Lò Văn Hạc lúc đó là thường vụ quốc hội, kiêm chủ tịch khu Tự Trị Tây Bắc. Tôi được gọi đến gặp ông Hạc. Tôi đã trình bày tất cả ý đồ của tôi về công cuộc cải tiến các nhạc cụ dân tộc. Trong đó có rất nhiều cây đàn ở Tây Bắc. Sau đó ông Hạc chỉ thị cho ông Lương Sơn là ủy viên thư ký chi 15.000 đồng cho tôi để thanh toán tiền công thợ mộc đã làm 3 nhóm nhạc gồm các loại: tính tẩu (tính cao, tính trung, tính đại), chùm nhạc, đàn cánh dơi, trống chiêng, hồ trung, hồ đại. Vào thời điểm năm 1973 lúc đó giá một cây vàng là 600 đồng. Với con số 15.000 đồng tôi đã giải quyết được bao nhiêu việc cần thiết. Sau đó ông Lò Văn Hạc còn cấp giấy giới thiệu cho tôi sang khu Việt bắc, đến Ủy ban hành chính và Sở Văn hóa khu giới thiệu các nhạc cụ cải tiến của tôi. Phải có lệnh của ông Hạc, nhà trường mới cho đi, còn trước đó đã bao lần tôi đề đạt nguyện vọng này đều bị lãnh đạo bác bỏ.

 

Số tiền khu Tây Bắc tài trợ trang trải cho số lượng nhạc cụ vừa cải tiến thế là hết. Muốn lao vào những nhạc cụ mới lại phải có tiền. Gia đình tôi lại lâm vào cảnh sa sút, phá sản. Muốn sang được khu Việt Bắc cũng phải có ít tiền mang theo để ăn đường, tôi đành phải bán tất cả những vật đáng giá nhất ở trong nhà, đến chiếc đồng hồ là vật cuối cùng, được 100 đ (Lúc này nếu ai vào gia đình tôi sẽ thấy tình cảnh túng quẫn khác thường: giường phản tôi đã bán hết, đành trải chiếu tạm xuống đất mà ngủ. Gà vịt trong chuồng cũng không còn lấy một con). Để lại 50 đồng, tôi mang theo 50 đồng sang khu Việt Bắc. Ý định của tôi là tới đâu, tôi cũng tìm mọi cách giới thiệu, quảng cáo những nhạc cụ của tôi đã cải tiến được để kêu gọi sự ủng hộ tiền của cơ quan văn hóa. Từ Sơn La muốn tới Việt Bắc phải về Hà Nội rồi mới ngược sang. Tới nhạc viện Hà Nội, tôi gặp ngay Tạ Phước là hiệu trưởng và đề xuất nguyện vọng. Chỗ học sinh cũ của trường, tôi được ông đồng ý và tổ chức ngay một cuộc nói chuyện để tôi giới thiệu các công trình vừa cải tiến. Tại buổi nói chuyện, tôi nhận được sự cổ vũ của tất cả người nghe. Sau cuộc nói chuyện này, tôi tiến hành vài cuộc nữa ở một số đơn vị Nghệ thuật tại Hà Nội: Đoàn ca múa Tổng cục chính trị, trường Nghệ thuật Hà Nội, trường Nghệ thuật sân khấu, Đoàn ca nhạc dân tộc trung ương… Mọi người đều tỏ ra thích thú, tâm đắc với những gì tôi đã làm được.

 

Tôi lại tiếp tục hành trình. Tại Ga Hàng Cỏ, không may tôi bị mất cắp toàn bộ giấy tờ và tiền. Thế là tôi phải xin ăn ở trên tàu, xin ăn như một người hành khất thực sự. Bây giờ mỗi lần về Hà Nội, qua ga, tôi lại nhớ lại cái kỷ niệm mất cắp đó và không bao giờ quên một lần duy nhất trong đời, mình làm nghề ăn xin trên tàu. Hồi đấy ăn xin không nhiều như bây giờ, con người cũng giàu lòng nhân ái, từ thiện hơn nên suốt chặng đường từ Hà Nội lên Thái Nguyên, tôi không bị đói. Người cho tiền, kẻ cho ăn, tôi đã dư dật sức lực và tiền để đặt chân lên Thái Nguyên – thủ phủ khu Tự trị Việt bắc. Rồi lại những cuộc nói chuyện giới thiệu các nhạc cụ đã cải tiến ở các cơ sở văn hóa, đoàn văn công như tôi đã làm ở Hà Nội. Người ta đã hưởng ứng, đặt hàng tôi. Trở về trường, tôi làm ra nhiều nhạc cụ, bán được theo các đơn đặt hàng, có chút tiền rủng rỉnh, làm một bữa ăn tươi cho vợ con và mời bạn bè chia vui, rồi lại dành dụm số tiền đó để lao vào đợt cải tiến mới.

 

Một khoản tiền rất lớn được đổ vào tiền công thợ mộc – học ngay những người thợ mình thuê trong nhà để bớt đi khoản tiền công kếch xù đó. Dần dà, tôi đã hành nghề được và tự làm lấy tất cả các nhạc cụ theo các bản vẽ (tự thiết kế, tự thi công).

 

Cho đến nay, tôi đã đặt chân tới hầu hết các vùng có người dân tộc trên đất nước. Tới đâu, tôi cũng được những người đồng chí lãnh đạo ở tỉnh, ở Sở Văn hóa cổ vũ, giúp đỡ. Đó chính là những “quý nhân” đã “phù trơ” cho tôi. Tôi đã tới Tây Nguyên vào Nam Bộ. Nhớ lại buổi đầu, tôi đề xuất lên lên Ban nghiên cứu âm nhạc Bộ Văn hóa cần phải cải tiến 54 nhạc cụ thì qua được 41 nhạc cụ: trong đó có 39 cái được công diễn rộng rãi ở khắp nơi…”

 

VẪN CÒN NHỮNG BÓNG ĐEN VÀ QUỶ THẦN

 

Nghe Tạ Thâm kể tới cái kết quả cuối cùng, tôi vui lây niềm vui của ông. Nhưng con người ông vẫn quá tiều tụy khiến tôi không thể không quan tâm:

 

-      Vậy hiện nay cuộc sống của ông ra sao? Ông còn dạy ở trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc nữa không, hay đã về hưu hoặc chuyển đi đâu?

Tạ Thâm rả lời:

 

-      Chuyện đâu đã hết, còn dài lắm. Và tôi đâu đã hết khổ, hiện vẫn đang còn cơ cực. Tốt nhất là anh sắp xếp thời gian lên chơi với tôi, vài ngày thôi sẽ biết hiện trạng đời sống của tôi.

 

Tôi nhận lời nhưng chưa thu xếp được công việc thì tôi nhận được thư của một số quần chúng là giáo viên và cán bộ, công nhân viên ở trường Văn hóa – nghệ thuật tố cáo rất nhiều vụ việc tiêu cực ở trường này và yêu cầu báo đưa ra công luận. Luôn thế, cơ quan đã thu xếp cho tôi lên thị xã Hòa Bình, ngược 5 cây số nữa theo hướng lên Tây Bắc, đến Chăm Mát – nơi trường Nghệ thuật Tây Bắc đóng, cũng là nơi vợ chồng Tạ Thâm đang cư trú.

 

Ngôi nhà tuềnh toàng vợ chồng ông đang ở đúng như sự hình dung của tôi. Trong nhà chẳng có một thứ gì đáng tiền. Một tấm phản và một chiếc giường cập kênh, cũ rích, một chiếc tủ xây bằng gạch để dựng quần áo (tủ xây bằng gạch trát xi măng lạ chưa. Tôi chưa thấy ở đâu). Và bộ ấm chén uống nước. Chỉ có thế. Căn nhà đã dành hẳn phần diện tích lớn nhất làm xưởng mộc để sản xuất và chứa đựng các nhạc cụ cải tiến. Tôi đảo mắt nhìn qua thấy ít nhất cũng có tới mươi thứ nhạc cụ đang được ông hoàn chỉnh.

 

Và đây là bà Nguyễn Thị Diên, vợ ông – một phụ nữ ngoài 50 tuổi nhưng do cả một đời vất vả nên đã già hơn tuổi. Đối với vẻ nhanh nhẹn, tảo tần và sự sôi nổi trong giao tiếp với khách cho tôi cảm giác là bà rất lâu mới phải nhờ cậy đến con cháu. Gặp bà, trong tôi bỗng gieo lên:

 

-      “Ồ! Một người vợ tuyệt vời, cả một đời lận đận vì sự nghiệp của chồng, tuy đã có lần nói với chồng là không thể nào sống nổi trước sự ngông cuồng, viển vông của ông”. Lần này mọi chuyện lại do bà kể.

 

-      “Tưởng đâu sau vụ Trần Bá Ti đến bắn ông nhà tôi, tình hình sẽ được cải thiện – Bà Nguyễn Thị Diên chậm rãi kể, nào ngờ lại dở hơn cả trước. Tính ông Thâm, anh còn lạ gì, người ngoài khó ưa. Có gì không phải là cứ oang oang, việc người cũng thích can thiệp vào. Lãnh đạo người ta ghét, họ trù cho không ngóc đầu dạy được. Năm 1976, ông Mai Chí cũng không ủng hộ việc cải tiến nhạc cụ của nhà tôi. Năm 1978, ông Mai Vi lúc đó là thứ trưởng Bộ văn hóa phụ trách tổ chức bỗng nhiên ký quyết định đình chỉ không cho ông Thâm nghiên cứu cải tiến nhạc cụ dân tộc nữa. Chúng tôi và nhiều người hết sức ngạc nhiên vì trước đó không hề có quyết định cho nghiên cứu, nay lại quyết định bãi miễn, khác nào người ta không hề kết nạp tôi vào Đảng lại tự nhiên khai trừ. Anh thấy có nực cười không? Và như vậy mọi việc của Tạ Thâm do nhà trường quản lý, quyết dịnh. Ông ấy sẵn sàng nhận bất cứ việc gì miễn là được làm việc. Thậm chí có lần ông Thâm còn nói với trường: “Tôi sãn sàng làm bảo vệ, cấp dưỡng, trông trẻ” – Nhà trường vẫn cố tình để ông Thâm “ngồi chơi xơi nước”. Suốt bao nhiêu năm, ông ấy không được giao việc, các cuộc họp hành không hề được mời dự, ngoài lương tháng, ông không được lĩnh một khoản nào do nhà trường làm ra (những khoản gọi là “3 lợi ích”). Hiện nay, lương ông Thâm mới có 64 đồng (lương cũ – tương đương cán sự 3). Sau mấy chục năm công tác, ông nhà tôi chỉ được tăng lương một lần (từ 56đ lên 64đ). Mức lương 64 đồng giữ đã vài chục năm nay. Tệ hơn, có lần trường còn khép ông ấy vào hơn 90 tội, toàn những tội tày đình. Hiện nay ông ấy có nguy cơ bị cắt gạo vì nhà trường chứng nhận là không làm gì.

 

-      Bà là vợ ông Thâm chắc phải hiểu ông ấy nhất. Tôi xin phép hỏi bà một câu: Theo bà, ông Thâm có khuyết điểm gì để tới mức người ta đối xử với ông ấy quá tồi tệ như vậy?

 

-      Ông ấy mắc một lỗi không sao sửa được: nóng nảy, thẳng thắn, nhiều khi va miệng. Đã nói là mạnh mẽ, sỗ sàng hay tham gia góp ý cấp trên nhiều khi thiếu tế nhị, khiến người ta tự ái. Gặp người có đức, có tầm cỡ, người ta không chấp. Gặp kẻ tiểu nhân, họ để bụng rồi trả thù. Còn thì ông ấy được cái quá say mê với sự nghiệp nghiên cứu, cải tiến đến mức làm tôi khổ cả một đời. Đời thuở nhà ai, hai vợ chồng già rồi, có cháu gọi ông bà rồi mà không có ngôi nhà ra hồn để sống, tấm giường tử tế để nằm, ăn ở cứ tạm bợ như tản cư hồi kháng chiến.

 

Vậy là người vợ thảo hiền suốt đời nhẫn nhục chịu đựng của Tạ Thâm, đã nói khá thẳng thắn về chồng. Tôi cảm thấy bà hơi khe khắt với Tạ Thâm. Tiếp xúc với ông, nhất là được lên tận nhà, tôi lại nghĩ về Tạ Thâm hơi khác bà. Con người đó, với lý tưởng đó, niềm say mê đó, sống giữa môi trường đó, bị sự o ép, trói buộc đó ắt phải như thế. Và như thế là ông ấy còn biết tự kiềm chế rất nhiều…

 

Nghe câu chuyện cuộc đời của ông tôi cứ lục vấn lòng mình bằng những câu hỏi không biết ai sẽ trả lời: Vì sao một Tạ Thâm không được nâng đỡ ngay từ những ngày tháng đầu tiên? Vì sao ngành âm nhạc trong bao nhiêu năm qua lại bỏ rơi Tạ Thâm, hoặc chí ít cũng xao lãng, bàng quan với việc làm của ông? Vì sao Tạ Thâm bị bỏ rơi, bị vô hiệu, quá thiệt thòi về nhiều chế độ với một công nhân viên nhà nước, chứ chưa nói đối với một nhà nghiên cứu? Những ai, những ai đã để cho cơ quan nơi Tạ Thâm đang công tác ngang nhiên quy kết chụp mũ, khủng bố, đầy ải ông về tinh thần, làm thui chột nhiệt tình và nghị lực của ông?

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage