Người cha của các cây đàn dân tộc


 

Theo bài viết của Trần Khả Thanh Thủy đăng trên báo “Lao Động” năm 1996

 

 

… Người gầy, mắt mũi tinh anh, trang phục cầu thả, tác phong xuề xòa,… đó chính là hình ảnh của nghệ sĩ Tạ Thâm, nguyên giáo viên Trường Nghệ thuật Tây Bắc, người âm thầm bền bỉ cải tiến 44 loại đàn dân tộc suốt 40 năm qua…

 

Quê ông ở Thụy Anh, Thái Bình, 18 tuổi tham gia cách mạng, 23 tuổi được đơn vị cử về học ở Trường Trung cấp Âm nhạc (nay là Học viện Âm nhạc Hà Nội). Ý định cải tiến lập tức “bắt rễ” ngay từ ngày chọn nhạc cụ đầu tiên… Lúc ấy ông sống với cây nhị ọp ẹp bé nhỏ tập đi tập lại bài “cò lả” đơn điệu …chỉ bay lả từ ruộng cạn, đến bay la ra cánh đồng… Trong khi bạn bè cùng khóa chơi nhạc khí nước ngoài đường bệ to đẹp, lúc gầm gào ồn ã.

 

Khi chuyển về Đoàn Nghệ thuật Việt Bắc, sang Trung Quốc biểu diễn, tận mắt chứng kiến các loại đàn dân tộc đã được cải tiến về hình thức, tận tai nghe các âm thanh được chuẩn định lại nhờ tăng âm lượng, mở rộng âm vực…, anh khẳng định: “Trên cơ sở cái gốc đã có, phải phát triển, hiện đại hóa cả về nội dung lẫn hình thức để kịp thời cứu lấy nền âm nhạc cổ truyền dân tộc”.

 

Trở về tranh thủ ngày nghỉ, các kỳ lễ tết, anh lang thang khắp bản gần, bản xa, từ Mường Lay (Lai Châu) dân tộc Thái quê hương của đàn tính tẩu tới Pa Luông, Phú Nhung (dân tộc Mông) quê hương của pí trăm lay, danh da, cơ lang đang, sáo, kèn môi, kèn lá… Trôi trong lời ca câu ví, đắm trong tiếng kèn dập dìu, lửng lơ, đằm thắm, nuột nà của bao đôi trai gái để săn lùng, tìm hiểu, mô tả, vẽ, ký âm, chụp ảnh, đồng thời lần mò về tận nhà sàn của trưởng bản học cách sử dụng chế tác các loại đàn.

 

Năm 1970, sau khi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu cây đàn tính (dân tộc Thái), ông nhận thấy trên… bất cứ bản làng nào của người Thái cũng có vài chục cây tính tẩu làm bằng nửa quả bầu khô, dùng gỗ chân vịt làm cần đàn… tùy thuộc vào độ dày mỏng của vỏ bầu khi ngắt, vào sự nạo bỏ ruột nông sâu khi phơi, độ dài ngắn của 9 nắm tay người làm đàn mà mỗi cây tính tẩu có một âm sắc riêng…, ông quyết định phải chuẩn định lại âm sắc, nâng cao chất lượng hộp cộng hưởng bằng cách thay vỏ bầu bằng gỗ, rồi tăng âm lượng, mở rộng âm vực lên 2 bậc cao và trầm thành một tổ bộ tính.

 

Ba tháng trời ông ươm mầm gieo hạt, chăm sóc bầu khi còn là nụ đến lúc hãm độ lớn cho phù hợp về kích thước và âm sắc. Ông lang thang trong rừng tìm loại gỗ thích hợp để đẽo gọt, khuân các “cục gỗ” đã cưa sẵn về tận Hà Nội thuê thợ tiện, nạo bên trong sao cho độ mỏng của hộp đàn mới bằng đúng vỏ bầu cũ mà không bị vỡ, hóp, nứt, méo…

 

Ngày đem diễn tại sân khấu tỉnh, Đoàn Nghệ thuật Việt Bắc đã thực sự thu hút được sự chú ý của khán giả, gây xôn xao giới âm nhạc trong cả nước… Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Lê Văn Hạ nói với ông:

 

Anh đã làm sống lại cây đàn tính. Chúng tôi quyết định cấp cho anh 15.000 đồng (lúc đó tương đương 25 lạng vàng) để hoàn thiện nâng cấp các loại đàn khác…

 

Từ đó ông liên tiếp vượt qua mọi trở ngài, cải tiến thêm 43 loại đàn có giá trị khác… Năm 1987, trong hội nghị những công trình cải tiến đàn dân tộc do Viện Nghiên cứu Âm nhạc tổ chức, ông đoạt 5 trong số 10 giải thưởng của Bộ Văn hóa. Đàn bông sen nguyên gốc là đàn bầu, phần âm sắc được bảo tồn nguyên vẹn, mở rộng âm lượng, nâng cao âm vực, các chi tiết bố trí khéo léo, phù hợp, tạo hiểu quả âm thanh như một dàn nhạc thu nhỏ gồm cả tiếng trống, chiêng, các giai điệu bè phụ họa… Nghệ sĩ Nguyễn Tiến độc tấu bài Đợi của Huy Thục đã đạt giải Nhất toàn quốc bằng cây đàn này. Cũng như vậy, đàn cánh dơi của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn và bổ sung tuyệt vời giữa đàn tam thập lục của miền xuôi và cây tính cọn của Tây Bắc… Một dàn cồng Mường trước đây tối thiểu phải có 10 người chơi, ông cải tiến bằng cách thay cồng gỗ bằng cồng dây, thu cả “dàn cồng” vào khoảng không gian đường kính 40 cm để một người đảm nhiệm, giúp cho việc đưa tiếng cồng vào dàn nhạc chung của mọi đoàn văn công dễ dàng hơn. Dàn chiêng đồ sộ mấy chục chiếc của Hòa Bình, Tây Nguyên cũng được ông thu gọn thành bộ… chiêng dây, nhỉnh hơn bàn tay mà khi diễn tấu vẫn đủ âm sắc của chiêng trầm, trung, cao… Chùm mõ là sản phẩm thiết kế khá tài tình của ông để nhạc công sử dụng cả tay chân liên hoàn, vừa gõ, gạt, đập, lóe, vuốt, tạo âm thanh tổng hợp gồm đủ tiếng vó ngựa, chim gõ mõ, đa đa, ếch nhái, côn trùng…

 

40 trong số 44 nhạc cụ cải tiến đã được trình diễn trong cả nước gây tiếng vang không nhỏ. Hiện tại tuy đã 68 tuổi, đời sống còn nhiều khó khăn, ông vẫn tiếp tục cải tiến nâng cấp 10 loại đàn còn lại trong tổng số 54 loại đàn mà ông đã lên kế hoạch từ khi 27 tuổi. Với bản tính khiêm tốn, kiên trì, luôn mày mò, sáng tạo, tự học hỏi, hoàn thiện… ông thật xứng đáng là một trong những người cha tâm huyết của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam ta.

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage