Vua đàn – (Kỳ 1)


Theo phóng sự củaVũ Hữu Sự đăng trên “Tuần báo Doanh Nghiệp” năm 1995

 

Người gầy quắt queo, mắt mũi hốc hác, đôi dép cao su đế đúc, chiếc quần bảo hộ rộng thùng thình, chiếc áo đại càn bằng ka ki Liên Xô không biết may mấy chục năm đã xơ cả gấu… lúc ông hòa lẫn vào dòng người ngoài phố trông ông hệt như một vị khách ở quê ra.

 

Đó là Tạ Thâm, con người đã được gọi bằng rất nhiều danh hiệu. Người làm giàu cho nền nhạc khí dân tộc, nhà tỷ phú âm thanh (chứ không phải tỷ phú tiền), vua đàn, vua cải tiến nhạc khí dân tộc… Sáu mươi lăm tuổi, đã hoàn thành công trình thứ 44 trong kế hoạch – (do ông tự đặt ra) 54 công trình cải tiến nhạc khí dân tộc, 40 nhạc cụ do ông vừa cải tiến, vừa sáng chế đã được phổ biến trình diễn trên khắp nước. Chỉ một thông tin này đủ nói lên những giá trị của những công trình của ông. Năm 1987, ông đã chọn 5 công trình cải tiến để “trình làng” (Bông Sen, tính tẩu, chiêng dây, chùm nhạc, chùm mõ) tại hội nghị báo cáo những công trình cải tiến đàn dân tộc do Viện nghiên cứu âm nhạc tổ chức. Cả 5 công trình đều đạt giải cao (ba giải A, 2 giải B) trong tổng số 10 giải thưởng của Bộ Văn hóa – Thông tin. Một số công trình của ông đã được giới thiệu ra nước ngoài. “Tiếng lành đồn xa”, chỉ tính từ đầu năm 1994 đến giờ, hàng chục đoàn khách ngoại quốc, đa số là những nhà nghiên cứu âm nhạc có quan tâm đến âm nhạc cổ truyền Việt Nam, đã đến thăm và trao đổi với ông…

 

Có tâm, có trí, có tài, sự cống hiến của ông cho nền âm nhạc dân tộc thật lớn lao! Thế mà suốt 35 năm qua, ông đã phải chịu một sự ngược đãi, vùi dập khủng khiếp. Đến nỗi nói ra ít người “dám tin” rằng đó là sự thật.

 

I - TÂM VÀ ĐÀN – ĐÀN VÀ TÂM

 

“Văn kỳ thanh” đã khá lâu. Năm 1987 tôi được xem buổi biểu diễn một trong những công trình của ông. Đó là cây đàn Bông Sen do nghệ sĩ đàn bầu Nguyễn Tiến – người đã góp công cùng Tạ Thâm trong công trình này – biểu diễn. Bông Sen nguyên gốc là cây đàn bầu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn nhưng âm lượng được nâng cao và âm vực cũng được mở rộng. Điều đáng nói nữa là chỉ trên một nhạc cụ, ông đã bố trí tuyệt khéo các chi tiết để tạo hiệu quả âm thanh như một dàn nhạc thu nhỏ: có cả tiếng trống, tiếng chiêng dây. Có phần giai điệu bè cao, có phần đệm và bè phụ họa. Một người có thể thay thế cho cả một dàn nhạc cồng kềnh. Nghệ sĩ Thúy Đạt trước đó ít lâu, đã đoạt giải nhất đợt I cuộc thi đơn ca toàn quốc với bài “Đợi” của Huy Thục thì bây giờ khi chị hát với cây đàn Bông Sen, cùng bài hát ấy, người nghe không ai không nhận ra phần đóng góp của nó.

 

Tiếng đàn Bông Sen vừa thiết tha, vừa ngọt ngào, vừa đắm đuối đã nâng tiếng hát Thúy Đạt vượt hẳn lên so với trước. Cây Bông Sen đã chinh phục hoàn toàn người nghe…

 

Tận bây giờ mới được “Kiến kỳ hình”, tôi nói mục đích cuộc viếng thăm và nhập đề ngay:

 

-      Anh bắt đầu nghĩ đến việc cải tiến các nhạc khí của Việt nam từ khi nào?

 

“Vua đàn” ngồi lặng, như đắm chìm vào quá khứ. Cái nhìn của ông chợt trở nên xa xôi:

 

-      Ấy là năm 1960, tôi đang học năm đầu khoa nhạc dân tộc khóa đầu tiên của trường nhạc Hà Nội. Lúc đó chúng ta chưa có bậc đại học. Một đêm mùa đông không có điện, buồn quá, tôi lững thững dạo quanh trường và dừng lại bên một phòng tập còn ánh đèn dầu tù mù. Từ trong phòng chợt tiếng ôboa vang lên. Tiếng ôboa mênh mông và vào màn đêm mênh mông. Tiếng kèn làm những cảm quan thực tại của tôi biến mất. Tôi hình dung ra một hoàng hôn trên thảo nguyên bao la, ánh trời vàng dịu lọc qua màn sương chiếu như một làn khói mơ hồ làm màu xanh của cỏ cây nhạt đi, nhòa đi. Một thứ màu chỉ có ở những bức tranh thủy mặc…

 

Tiếng Ôboa trong trường nhạc ngày nào chả có? Nhưng không hiểu sao đêm ấy nó lại gieo vào lòng tôi một nỗi niềm da diết đến thế? Học sinh vào trường nhạc rất ít người muốn học đàn dân tộc. Họ mê các nhạc khí châu Âu, không chỉ vì khả năng diễn tả mà còn cả sự hoàn hảo tuyệt vời về hình thức. Với một cái piano, một cây vĩ cầm hay cây tây ban cầm… người nhạc công thỏa sức tung hoành trong thế giới vô tận của âm thanh. Sức diễn cảm phong phú của chúng cho phép những nhạc sĩ sáng tạo ra những bản nhạc có thể đi vào được những vùng sâu thẳm của tâm linh, nơi mà ngôn ngữ bất lực. Mỗi cây đàn thật sự là một công trình mỹ thuật. Chao ôi! Trông người lại ngẫm đến ta. Một dày một mỏng…

 

Có cái gì như là sự tủi thân khi tôi kiểm tra lại cái “gia tài âm nhạc” của dân tộc mình. Khoa nhạc dân tộc của nhạc viện chỉ lèo tèo vài bộ môn tam, tứ, nhị, sáo, tam thập lục, nguyệt, tỳ bà… Còn gì nữa nhỉ? Một đất nước gần sáu mươi dân tộc mà đến nay, âm nhạc của các dân tộc ít người hầu như chưa được biết đến. Nhưng giá phỏng có khai thác hết thì cũng chỉ đến vậy thôi, có giàu thêm là mấy? Điều đáng buồn không phải chỉ ở chỗ đó, mà còn ở chỗ tất cả những nhạc khí ấy dù còn nguyên vẹn cái vóc dáng dân gian, với khả năng diễn tả cũng rất … dân gian. Âm lượng nhỏ, âm vực hẹp, hình thức thô xấu… hàng chục thế kỷ phong kiến, triều đại nào cũng nói đến thư lễ nhạc mà nào có thấy thầy lễ, thầy nhạc? Âm nhạc cung đình không bao giờ dám vượt qua cái khung “đại nhã, tiểu nhã” của Trung Hoa. Người nhạc công, nhạc sĩ không bao giờ được coi là một con người tử tế, không bao giờ được đối xử bình đẳng, nói gì đến được trọng đãi? Một trạng nguyên Lương Thế Vinh chỉ vì viết cuốn khảo cứu về nghề nghề ca xướng mà bị phỉ báng. Một nghệ sĩ cỡ Đào Duy Từ mà bị cấm đi thi, không tìm nổi một xó dung thân đến phải biệt xứ. Câu “Xướng ca vô loại” còn ám ảnh những người làm nghệ thuật đến tận bây giờ… Trên cái nền ấy làm sao sinh ra được những tài năng âm nhạc lớn? Chưa bao giờ chúng ta có được một tổ chức âm nhạc được coi là điển phạm? Nhưng … trách ai bây giờ. Chiến tranh, tao loạn, nghèo đói, thiên tai…

 

Nhưng nhạc khí châu Âu kia có được cả cái năng lực phô diễn lẫn hình thức ngày nay, là đã qua một quá trình hàng chục, hàng mấy chục thế kỷ liên tục cải tiến. Như cây đại phong cầm chẳng hạn, hiện đại, đồ sộ như một tòa cao ốc, có đến 7 ngàn ống hơi, diễn tả được hàng ngàn giọng… là bắt nguồn từ cây sáo pàng nhũn nhặn, có âm thanh yếu ớt của những gã mục đồng…

 

Người ta cải tiến được, tại sao ta lại không cải tiến được những nhạc khí cổ truyền của mình nâng chúng lên một tầm vóc mới. Để đáp ứng những yêu cầu mới của âm nhạc?

 

Ý nghĩa đó cứ bám riết lấy tôi như một định mệnh… Cho đến hết khóa học thì tôi cũng “quyết định” xong công việc cho đời mình. Thi tốt nghiệp xong, nhà trường muốn tôi ở lại học thêm. Nhưng tôi từ chối. Cuối năm 1963, tôi khoác ba lô về nhận nhiệm vụ ở đoàn văn công khu tự trị Tây Bắc…

 

(Còn tiếp…)

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage