Vua cải tiến nhạc cụ dân tộc


Theo bài viết của Xuân Hà đăng trên báo “Khoa học và Đời sống” năm 1995

 

Cái danh hiệu “Vua cải tiến nhạc cụ dân tộc” được những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn ca nhạc, báo chí, quần chúng yêu âm nhạc tặng cho nhạc sĩ Tạ Thâm, một nghệ sĩ tài năng, giàu nghị lực, gắn bó cuộc đời với sự nghiệp sáng chế và cải tiến nhạc cụ dân tộc. Không có lẽ tấn phong, chiếu lên ngôi “vua”, nhưng có thể ghi nhận ngày “vua cải tiến nhạc cụ dân tộc” đăng quang là ngày trao giải thưởng trong Hội nghị báo cáo những công trình cải tiến nhạc cụ dân tộc do viện Nghiên cứu Âm nhạc (Bộ Văn hóa) tổ chức cuối năm 1987: nghệ sĩ Tạ Thâm đã đoạt 3 giải A và 2 giải B trong tổng số 10 giải của Bộ Văn hóa trao tặng cho các tác giả có những công trình xuất sắc.

 

Sinh ra ở quê lúa Thái Bình, bước vào tuổi thanh niên anh phấn khởi mang ba lô đi kháng chiến, là thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, có lúc làm “văn công” chiến trường.

 

Hòa bình lặp lại, năm 1957, Tạ Thâm trở thành học sinh khóa đầu tiên của trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Tốt nghiệp trung cấp âm nhạc, anh về nhận công tác ở khoa Âm nhạc, Trường Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc cho đến lúc nghỉ hưu.

 

Từ khi còn đi học ở Trường Âm nhạc, Tạ Thâm rất say mê âm nhạc cổ truyền, anh mầy mò nghiên cứu, phân tích các đặc tính ưu, nhược điểm của từng loại nhạc cụ dân tộc. Anh mạnh dạn đề xuất với ban nghiên cứu âm nhạc (Bộ Văn hóa) cần cải tiến 54 nhạc cụ của các dân tộc trong cả nước. Nhưng kiến nghị của anh không được chú ý, ủng hộ; có người còn cho anh là kẻ phiêu lưu, viển vông…

 

Nhưng Tạ Thâm không nản chí, anh kiên nhẫn khắc phục những khó khăn của cuộc sống, dày công sưu tầm, khảo cứu các loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu kỹ những ưu thế từng loại nhạc cụ để duy trì và phát huy tính năng đó và tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của từng loại nhạc cụ. Anh lặn lôi qua nhiều miền của đất nước từ Việt Bắc, Tây Bắc, đến đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ… để tìm hiểu thêm văn hóa, nhạc cụ của từng vừng và học hỏi những nghệ nhân chơi nhạc cụ dân tộc. Tạ Thâm phải “đơn thương độc mã” trong các công trình nghiên cứu, cải tiến nhạc cụ và còn phải đấu tranh với những người có chức trách của nhà trường gây khó khăn, cản trở, cho rằng trách nhiệm của anh ở một trường Văn hóa nghệ thuật là dạy âm nhạc chứ không cần nghiên cứu, cải tiến nhạc cụ… Tạ Thâm phải gian nan vất vả để duy trì công việc của mình, anh dành dụm từng đồng lương ít ỏi và làm thêm nhiều công việc cực nhọc để lấy tiền mua vật tư, thiết bị làm nhạc cụ cải tiến.

 

Gần bốn chục năm lao động cần cù, sáng tạo, nghệ sĩ Tạ Thâm đã hoàn thành được 44 đề tài cải tiến nhạc cụ trong số 54 đề tài mà anh đề xuất từ đầu. Nhiều nhạc cụ sáng chế mới hoặc cải tiến của Tạ Thâm khi diễn tấu đã làm người nghe hết sức kinh ngạc và khâm phục. Các nhạc cụ này đã được sản xuất hàng loạt phục vụ các đoàn nghệ thuật trong cả nước và nhiều trường dạy âm nhạc.

 

Kỳ diệu thay, một nhạc cụ mới lạ chỉ lớn hơn bàn tay, tác giả gọi là bộ chiêng dây khi được diễn tấu đã vang lên tiếng của các loại chiêng trầm, chiêng trung, chiêng cao… có đủ âm sắc trong một dàn chiêng đồ sộ mấy chục chiếc của người Mường Hòa Bình, người Tây Nguyên trong ngày hội.

 

Từ những âm thanh trong đời thường của mõ cá, dùng làm hiệu lệnh ở các điểm canh xưa; mõ trắc treo ở cổ trâu để chủ trâu dễ tìm khi thả trâu ăn trong rừng; mõ quả dùng trong nhà chùa và nhiều loại mõ khác: mõ củ tre, mõ ống, mõ thanh, mõ thuyên… Các đồ dùng trong đời sống đó được nghệ sĩ Tạ Thâm chế tác thành một loại nhạc cụ là chùm mõ. Cấu tạo chùm mõ gồm 4 loại sắp xếp như sau:

 

-      Mõ ống thường bằng tre, được thay bằng gỗ mít có âm thanh tốt hơn, âm lượng lớn, vọng xa, âm sắc không sáng mà không tối xếp thành 4 hàng giữa.

-      Mõ quả: âm tối đặt xung quanh.

-      Mõ trắc: dùng loại gỗ cứng, hình ống hẹp, màu âm sáng và chói đặt ở cánh bên phải.

-      Mõ thanh: có màu âm trong và sáng đặt ở cánh bên trái

 

Chùm mõ được thiết kế thuận lợi cho thế diễn tấu của nhạc công sử dụng cả tay và chân liên hoàn gõ, gạt, đập, lóe, vuốt,… tạo được những âm thanh đặc biệt chưa có trong các loại mõ, có thể mô phỏng tiếng chim gõ mõ, chim đa đa, tiếng ếch nhái, côn trùng, tiếng vó ngựa,…

 

Một nhạc cụ cải tiến được đánh giá cao là dàn Bông Sen, một công trình cải tiến và nâng cao từ cây đàn bầu một dây độc đáo của Việt Nam. Tạ Thâm đã tập trung trí tuệ và tài năng để vừa giữ được những âm sắc huyền diệu của đàn bầu lại vừa nâng cao hiệu quả của bộ gõ và âm sắc của trống chiêng làm cho đàn Bông Sen lúc diễn tấu tạo cảm giác như một giàn nhạc thu nhỏ, rất thú vị. Trong cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp cuối năm 1987 tại Hà Nội, ca sĩ Thúy Đạt với bài “Đợi”, phần đệm chỉ do đàn Bông Sen đảm nhiệm (Nguyễn Tiến thực hiện) đã có hiệu quả đặc biệt. Tiết mục đoạt giải nhất dòng dân gian cuộc thi đó.

 

Nhiều loại nhạc cụ cải tiến và nâng cao của nhạc sĩ Tạ Thâm như: chùm quả nhạc, trống dây, đàn nguyệt cải tiến, tính tầu cải tiến, chùm hươn may, t’rưng cầm tay, t’rưng đứng, k’lông pút chỉnh âm, đàn công tốp, đàn nam tranh, đàn trăng thau, sênh sứa, cống bảng… đã và đang tiếp tục đi vào cuộc sống âm nhạc và được mến mộ. Nhạc sĩ Tạ Thâm ở tuổi gần “thất thập” hàng ngày vẫn miệt mài say sưa quên hết tuổi già, miệt mài tiếp tục sự nghiệp cải tiến nhạc cụ dân tộc.

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage