Ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có cách tiếp nhận, truyền bá và phát triển nền văn hóa cũng như các loại nhạc cụ khác nhau. Nhưng mục đích chung vẫn làm thế nào để làm giàu thêm nền văn hóa âm nhạc của quốc gia đó. Và để tim hiểu thêm về cây đàn tỳ bà, TẠ THÂM xin gửi đến các bạn bài viết “ Đàn tỳ bà và sự biến đổi trong lịch sử Trung Quốc” của tác giả Zhao Weiping- Nhạc viện Thượng Hải.
Tại Nhật Bản, thời Đường Huyền Tông đầu thế kỷ thứ 8 hoặc trước đó, có 3 loại đàn tỳ bà du nhập từ Trung Quốc thời Đường (1200 trước đây), giai đoạn cuối cùng của con đường tơ lụa, hiện vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Nara Syosoin, gồm đàn tỳ bà 5 dây (cần đàn thẳng), đàn Gengan (tiếng Trung Quốc gọi là Ruanxian), và đàn tỳ bà 4 dây (cần đàn cong).
Thời nhà Tùy và nhà Đường ở Trung Quốc, đàn tỳ bà đóng vai trò rất quan trọng trong âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Thông qua các tác phẩm văn học và một số sách lịch sử đương thời, chúng ta có thể khẳng định rằng đàn tỳ bà rất được ưu chuộng đặc biệt vào thời nhà Đường. trong số 3 loại đàn tỳ bà kể trên, đàn Ruanxian đã được người Trung Quốc cải tiến, còn lại 2 loại đàn tỳ bà 4 và 5 dây đều là nhạc cụ du nhập và phát triển tại Trung Quốc rồi chuyển sang vùng Đông Á. Đàn tỳ bà được du nhập từ miền đất phía Tây tới Trung Quốc và rồi tới Nhật Bản được tàng trữ tại bảo tàng Syosoin là một bằng chứng sống cho ta thấy đây là giai đoạn cuối cùng của con đường tơ lụa. Tuy nhiên, làm thế nào đàn tỳ bà đến được Trung Quốc? Trước hết tôi muốn nghiên cứu lịch sử của nó dựa trên các nguồn dữ liệu lịch sử Trung Quốc.
Ông Du You, sống vào giai đoạn giữa thời nhà Đường đã viết một số thông tin liên quan đến đàn tỳ bà trong cuốn Lịch sử đại cương (tập 144/ phần âm nhạc 4) như sau:
1. Âm nhạc nhà Thanh – đàn tỳ bà nhà Tần, hiện nay còn được gọi là Tần – Hán, có đặc điểm là dáng bầu, cần đàn dài và nhỏ.
Đây có thể là đàn Xiantao thuộc thời đại cổ đại. Ông Fu Xian đã chỉ ra rằng chiếc đàn này có hình dạng bầu, cần đàn dài thẳng đứng và 12 phím đàn. Còn tất cả các loại đàn khác đều có thủ đàn lớn hơn và bầu đàn nhỏ hơn.
2. Người ta thường nói rằng, đàn tỳ bà (cần đàn cong) bắt nguồn từ miền đất phía Tây có hình dạng to hơn được chế tác vào thời nhà Hán
Loại đàn này giống đàn tỳ bà thời nhà Tần và nhà Hán được gọi là đàn Tần – Hán, vì nó thừa hưởng những đặc điểm của đàn tỳ bà thuộc hai thời đại trên.
3. Đàn tỳ bà 5 dây, hình dạng nhỏ hơn, có thể bắt nguồn từ phương Bắc.
4. Đàn tỳ bà thời nhà Tần còn được gọi là đàn Ruanxian có 13 phím, cần đàn dài hơn so với đàn thời nay
Người ta gọi là Ruanxian vì loại đàn này giống đàn tỳ bà trong bức tranh Bảy người thông minh trong rừng tre thời nhà Tấn.
Cụm từ “âm nhạc nhà Thanh – đàn tỳ bà nhà Tần” trong mục 1 là không đúng, lẽ ra phải gọi là đàn tỳ bà nhà Tần (thường được gọi là đàn Tần-Hán) giống đàn Ruanxian trong mục 4. Như vậy, mục 1 và mục 4 ghi chép cùng về một loại đàn tỳ bà. Đàn tỳ bà (cần đàn cong) trong mục 2 và đàn tỳ bà 5 dây (cần đàn thẳng) trong mục 3 đã được du nhập tới Nhật Bản và đang được lưu trữ tại bảo tang Syosoin. Ngoại trừ đàn Ruanxian, đàn tỳ bà 4 dây và 5 dây đều được du nhập vào Trung Quốc. Đàn tỳ bà 4 dây (cần đàn cong) du nhập từ Ba Tư, qua huyện Ngọc Điền tại chân núi phía Nam dãy Thiên Sơn, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3, và rồi được giới thiệu tới Trung Nguyên (Trung Quốc). Đàn tỳ bà 5 dây (cần đàn thẳng) du nhập từ Ấn ĐỘ, qua vùng Quici (Kuche ngày nay) tại chân núi phía Bắc dãy Thiên Sơn, và dần dần có mặt tại Trung Nguyên. Ruanxian, một loại đàn Trung Quốc bắt nguồn từ Xiantao (trống lắc), phát triển thành đàn tỳ bà nhà Tần (đàn Tần-Hán) thông qua việc tiếp nhận những đặc điểm của đàn tỳ bà (cần đàn cong), và dần dần phát triển thành Ruanxian.
Mời các bán xem tiếp phần 2 tại đây!
Danh mục tin
Bài viết khác
- Nhạc cụ truyền thống của người Myanmar
- Nhạc cụ truyền thống của người Mông Cổ
- Nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha
- Nhạc cụ của xứ sở Tonga
- Nhạc cụ của đất nước Kazakhstan
- Nhạc cụ của đất nước Jamaica
- Nhạc cụ dân gian của nước Anh
- Nhạc cụ truyền thống của người Ấn Độ
- Nhạc cụ của Thái Lan
- Nhạc cụ của người Argentina bản địa