Hệ thống kỹ thuật về Đàn Tam Thập Lục


Đàn Tam Thập Lục là nhạc cụ dây gõ của dân tộc Việt Nam. Đàn Tam Thập Lục không có cần, hộp cộng hưởng hình thang.Trên mặt đàn mắc nhiều dây song song với hai đáy của hình thang. Bên dưới các dây có những con kê xếp thành hai hàng dọc so le nhau còn gọi là các con ngựa đàn. Đàn Tam Thập Lục dùng để diễn tấu giai điệu, hợp âm, tạo những ngón rung, vê và cả ngón á gần tương tự như đàn Tranh. Với vai trò là nhà sản xuất nhạc cụ chuyên nghiệp với hơn 50 năm nghiên cứu và chế tác, những nhà làm đàn TẠ THÂM đã chế tác nên những cây đàn Tam Thập Lục chất lượng, là sự lựa chọn và đồng hành của các nghệ sĩ biểu diễn, các giảng viên của Học viện âm nhạc và của các đoàn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp. Ở bài viết này, TẠ THÂM sẽ chia sẻ với các bạn hệ thống kỹ thuật cơ bản để chơi đàn Tam Thập Lục. TẠ THÂM hy vọng sẽ mang đến những kiến thức thật bổ ích!

Hệ thống kỹ thuật cơ bản đàn Tam Thập Lục:

  • Kỹ thuật gõ riêng từng tay:

Kỹ thuật gõ riêng từng tay yêu cầu người chơi thực hiện gõ riêng từng tay xuống dây đàn. Người chơi cần nắm bắt được cách gõ que đàn sao cho rơi đúng điểm (cách cầu ngựa khoảng 1,5cm – 2cm, bụng ở đầu que gảy được rơi ở chính giữa) kết hợp hài hoa giữa cổ tay và ngón tay. Khi bật đầu que nên bật đến độ cao khoảng 45 độ so với mặt đàn.

  • Kỹ thuật hai tay cùng gõ:

Kỹ thuật hai tay cùng gõ yêu cầu người chơi thực hiện hai tay cùng một lúc gõ xuống dây đàn. Kỹ thuật này nhằm giúp cho tay của người chơi khi luyện tập có cùng độ tương đồng về trường độ, cường độ, độ cao thấp của hai tay và hai đầu que.

  • Kỹ thuật gõ hai tay luân phiên:

Kỹ thuật gõ hai tay luân phiên yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng, đều đặn, uyên chuyển giữa cổ tay, cánh tay, ngón tay của tay trái và tay phải thay nhau gõ xuống dây đàn.

  • Kỹ thuật chống âm:

Đây là kỹ thuật kết hợp giữa cổ tay và cánh tay sao cho hai tay gõ hai nốt (khác cao độ hoặc quãng 8) cùng một thời điểm xuống dây đàn sao cho tiếng đàn đều, chắc tiếng.

  • Kỹ thuật song long:

Yêu cầu sự kết hợp giữa cổ tay và ngón tay sao cho hai que đàn rơi xuống dây đàn kế tiếp nhau tạo thành hai âm thanh đuổi nhau trên hai nốt.

  • Kỹ thuật vuốt – trượt:

Đàn Tam Thập Lục có thể dùng ngón tay hoặc đuôi que đàn trượt nhanh trên các dây đàn từ dưới lên trên hoặc ngược lại. Kỹ thuật này thường sử dựng khi thể hiện trạng thái mạnh mẽ, dữ dội hoặc ngược lại thể hiện sự long lanh, nhẹ nhàng.

  • Kỹ thuật ngắt tiếng:

Kỹ thuật ngắt tiếng có tác dụng ngắt âm thanh bằng cách một tay đánh đàn, tay còn lại sử dụng 2 -3 ngón chặn lại ngay sau đó để tiếng đàn không vang lên nữa.

  • Kỹ thuật rải nốt:

Kỹ thuật yêu cầu sự kết hợp giữa các ngón tay và cổ tay bật đuôi que đàn sao cho các nốt nhạc nối tiếp nhau tạo thành rải âm thanh mềm mại.

  • Kỹ thuật vê:

Kỹ thuật này giúp cho người nghệ sỹ thể hiện hoàn thành tốt một tác phẩm, góp phần đưa tiếng đàn đến với người nghe một cách truyền cảm hơn. Kỹ thuật này là sự kết hợp giữa ngón tay và cổ tay phối hợp đều, nhịp nhàng để cho đầu que đàn gõ xuống dây đàn liên tiếp tạo ra sự nhanh nhạy, lưu loát trong hiệu ứng âm thanh.

Ngoài các kỹ thuật diễn tấu cơ bản của đàn Tam Thập Lục ta có thể áp dụng một số kỹ thuật diễn tấu mới cho một số tác phẩm Việt Nam hay tác phẩm nước ngoài:

  • Kỹ thuật bồi âm:

Kỹ thuật bồi âm được sử dụng rộng rãi trong đàn Bầu, một trong những kỹ thuật quan trọng để diễn tấu tốt một tác phẩm âm nhạc. Đối với đàn Tam Thập Lục đây là kỹ thuật được dùng ở đầu bài hoặc kết, những đoạn chậm, mang tính chất nhẹ nhàng, tĩnh lặng.

  • Kỹ thuật gẩy:

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách dùng đuôi que đàn gảy vào dây đfan. Khi thực hiện kỹ thuật này ta chỉ sử dụng ngón 1, 2 bám vào que đàn, các ngón còn lại để thả lỏng tự nhiên, đầu que đàn nghiêng về phía mình ở góc 65 độ. Người gẩy có thể một dây hoặc nhiều dây và có thể thực hiện trên một tay hoặc cả hai tay.

  • Kỹ thuật búng:

Kỹ thuật búng yêu cầu người chơi đàn dùng hai hoặc ba ngón tay của mình tác động trực tiếp vào dây đàn để tạo nên một màu sắc âm thanh khác với que đàn tạo ra. Với kỹ thuật này có thể dùng một tay búng hoặc có thể dùng hai tay búng một nốt hoặc tối đa hai nốt.

  • Kỹ thuật nẩy:

Kỹ thuật diễn tấu này yêu cầu người chơi kết hợp cổ tay và ngón tay bật nhanh xuống dây đàn để tạo ra tối thiểu hai nốt cùng cao độ. Có thể nẩy một tay, tay còn lại đánh bình thường hoặc cả hai tay đều nẩy.

  • Kỹ thuật rung, nhấn: Dây đàn Tam thập lục thường cứng hơn so với các nhạc cụ khác nên khi thực hiện kỹ thuật này yêu cầu người chơi phải của lực nhấn mạnh xuống dây đàn đảm bảo được màu sắc, âm thanh âm vang. Khi thực hiện kỹ thuật rung, nhấn ta phải nhấn ở cầu đàn bên kia của nốt đàn mình muốn thực hiện.
  • Kỹ thuật vê một tay:

Kỹ thuật vê một tay yêu cầu người chơi đàn chỉ thực hiện trên tay trái hoặc tay phải bật xuống dây đàn thật nhanh, tạo thành chuỗi âm thanh liên tiếp với những âm thanh mềm mại, gọn tiếng. Với kỹ thuật vê một tay người chơi phải có trình độ kỹ thuật rất tốt mới có thể thực hiện được.

TẠ THÂM  đã và đang nỗ lực hết mình để góp phần bảo tồn, phát triển âm nhạc dân tộc, mang đến cho người Việt Nam niềm tự hào và lòng yêu quý những nhạc cụ truyền thống. Đàn Tam Thập lục là một trong những nhạc cụ góp phần làm nên sự đa dạng của dàn nhạc truyền thống với những đặc tính dân tộc rõ rệt, hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể hiểu hơn về kỹ thuật chơi đàn và yêu hơn giá trị của tiếng đàn Tam Thập lục trong đời sống tinh thần người Việt Nam.

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage