Hệ thống kỹ thuật về Đàn Tam Thập Lục
Đàn Tam Thập Lục là nhạc cụ dây gõ của dân tộc Việt Nam. Đàn Tam Thập Lục không có cần, hộp cộng hưởng hình thang.Trên mặt đàn mắc nhiều dây song song với hai đáy của hình thang. Bên dưới các dây có những con kê xếp thành hai hàng dọc so le nhau còn gọi là các con ngựa đàn.
Xem thêmNhững điều cơ bản về Cồng, Chiêng
Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang, loại nhạc khí có định âm thuộc chi gõ và chi đấm của dân tộc Việt và nhiều dân tộc Việt Nam.Cồng, Chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam.Cồng, Chiêng xuất hiện trong nghệ thuật dân gian từ những thời xa xưa nhất và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Xem thêmKỹ thuật về cách chơi đàn Đáy
Đàn Đáy do dọc đàn (cần đàn) rất dài, phím đàn rất cao nên kỹ thuật tay trái có những ngón độc đáo như ngón nhấn, ngón láy, ngón chùng, tiếng đàn ngón luyến thấp nghe mềm mại, độc đáo.
Xem thêmKỹ thuật diễn tấu Đàn Nhị
Đàn Nhị là một trong những nhạc cụ góp phần làm nên sự đa dạng của dàn nhạc truyền thống với những đặc tính dân tộc rõ rệt. Trong bài viết này, TẠ THÂM xin giới thiệu với các bạn kỹ thuật chơi đàn Nhị hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách để chơi cây đàn này.
Xem thêmĐàn Bầu – đậm nét tinh hoa văn hóa Việt
Trên thế giới có rất nhiều loại đàn có một dây, nhưng đàn Bầu của Việt Nam lại có những đặc tính dân tộc rõ rệt. Đàn Bầu với âm thanh trong trẻo, sâu lắng, giàu cảm xúc phù hợp với tâm hồn, tình cảm người Việt Nam. Đàn Bầu không chỉ là một nhạc cụ truyền thống, mà quá trình phát triển của đàn Bầu gắn liền với dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Xem thêmCấu tạo và âm thanh của đàn bầu
Đàn Bầu hình hộp dài, đầu đàn hơi cao và thuôn hẹp hơn cuối đàn. Mặt đàn của bằng gỗ hơi phồng lên. Mặt đàn Bầu của Tạ Thâm làm bằng gỗ Dổi- một loại gỗ tiêu chuẩn để làm mặt đàn Bầu mang lại sự âm vang cho tiếng đàn. Thành đàn làm bằng gỗ cứng như gỗ Mahogany, gỗ Mun, gỗ Cẩm Lai, gỗ Bubinga. Đáy kín nhưng có khoét lỗ ở cuối đàn để thoát âm và cũng là chỗ để mắc dây đàn.
Xem thêmTổng quan về đàn Tứ
Đàn Tứ (Đàn Đoản) là nhạc khí dây gảy loại có dọc đàn (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có, đàn Đoản được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
Xem thêmNhạc khí thường dùng trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam (phần II)
Đàn Bầu: còn gọi là đàn Độc huyền là loại đàn một dây của Dân tộc Việt và một số Dân tộc khác như Mường (Tàn Máng), dân tộc Chăm (Rabap Katoh). Với âm thanh mềm mại, ngọt ngào và sâu lắng đàn Bầu thường đượ sử dụng để độc tấu, đệm cho ngâm thơ, tham gia trong Ban nhạc Tài tử, Ban nhạc Xẩm. Gần đây, đàn Bầu tham gia trong dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp, Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Cải lương. Đặc biệt đã có tác phẩm viết cho Đàn Bầu độc tấu cùng với Dàn nhạc Giao hưởng.
Xem thêmNhạc khí thường dùng trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam (phần I)
Với tất cả tình yêu và sự tâm huyết của mình, Nhạc cụ truyền thống cao cấp Tạ Thâm đã và đang nỗ lực hết mình để góp phần nhỏ vào việc bảo tồn, phát triển nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. TẠ THÂM nghiên cứu và chế tác những nhạc cụ truyền thống cao cấp, mang nó đến gần hơn với người Việt và bạn bè quốc tế với mong muốn các bạn cảm nhận và trân quý giá trị của các nhạc cụ trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
Xem thêmNhạc cụ truyền thống trong nghi lễ Chầu Văn
Hát Chầu văn có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo GS.Ngô Đức Thịnh – Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, thời kỳ thịnh vượng nhất của nghi lễ Chầu văn là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt, nghiêm trang, hát văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa hầu Thánh (hay còn được biết là tín ngưỡng thờ Mẫu – tín ngưỡng Tứ phủ).
Xem thêmNhững nhạc cụ trong hát Ả Đào
Nhạc cụ là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi làn điệu, câu hát. Để hiểu được vai trò và giá trị của các nhạc cụ trong âm nhạc truyền thống, các bạn hãy cùng TẠ THÂM tìm hiểu qua bài viết “Các nhạc cụ trong hát Ả Đào” qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêmĐôi nét về Đàn Tỳ Bà
Đàn Tỳ Bà là tên gọi một nhạc cụ dây gảy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tùy theo từng vùng hoặc từng quốc gia. Tỳ Bà đã xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa, ở Triều Tiên là Bipa.
Xem thêm