Với vai trò là nhà sản xuất nhạc cụ truyền thống chuyên nghiệp, Tạ Thâm đã và đang nỗ lực hết mình để góp phần bảo tồn, phát triển âm nhạc dân tộc, mang đến cho người Việt Nam niềm tự hào và lòng yêu quý những nhạc cụ truyền thống. Đàn Nhị là một trong những nhạc cụ góp phần làm nên sự đa dạng của dàn nhạc truyền thống với những đặc tính dân tộc rõ rệt. Trong bài viết này, TẠ THÂM xin giới thiệu với các bạn tổng quan về đàn Nhị hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cây đàn này.
Đàn Nhị (còn gọi là đàn Cò) là nhạc khí dây kéo (bằng cung vĩ), có ở Việt Nam hàng ngàn năm nay. Đàn Cò (Nhị) là nhạc khí phổ biến của dân tộc Việt và nhiều dân tộc khác như dân tộc Mường (Cò ke), Tày (Cửa), Thái (Xixơló), Giê Triêng (Oong eng), Khmer (T’rôchéi)… Ở mỗi dân tộc đàn Nhị (Cò) được gọi bằng các tên khác và hình thức, kích thước, chất liệu cũng có thay đổi chút ít.
Đàn Nhị (Cò) là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) ở một số nước Châu Á cũng có, đàn Nhị (Cò) nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
Hình thức cấu tạo:
- Bầu cộng hưởng: là bầu vang, hình hoa muống rỗng lòng, làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 13.8cm, một đầu bịt da trăn hay da kỳ đà. Đường kính vòng ngoài khoảng 6.8cm, chỗ uốn cong của bầu có chu vi khoảng 13.4cm
- Dọc Cò (cần đàn): làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông chiều dài khoảng 75.5cm, phần đầu giống hình cổ cò, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 2cm về phía mặt da.
- Trục đàn: dùng để lên dây còn gọi là trục dây, cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục đàn dài khoảng 14cm hình gỗ tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ.
- Ngựa đàn: giống như phím đàn Nguyệt nhưng nhỏ hơn, làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1cm, cao khoảng 0.7cm và dày khoảng 0.4cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da.
- Dây đàn: có 2 dây nên gọi là nhị, trước kia làm bằng sợi tơ se, ngày nay hay dùng dây nylon nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại nhưng vẫn đảm bảo chuẩn xác âm thanh.
- Khuyết đàn (nơ đàn): còn gọi là “cữ đàn” là một sợi tơ se néo 2 dây đàn vào gần sát cần đàn ở đoạn phía dưới các trục dây. Có người dùng khuy nút áo, xỏ 2 dây đàn vào 2 lỗ khuy rồi buộc khuy vào gần sát cần đàn làm cái khuyết đàn. Tác dụng của bộ phận này là để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh đàn Nhị. Khi đưa khuyết đàn (nơ đàn) xuống làm ngắn quãng dây phát âm (do đó dây đàn có âm thanh cao). Khi đẩy nơ đàn lên, làm dài quãng phát âm (do đó dây đàn có âm thanh trầm).
- Cung vĩ (Archet): làm bằng tre hay bằng gỗ, có mắc lông đuôi ngựa, cung vĩ uốn cong hình cánh cung, tương xứng với cần đàn dài khoảng 74.2cm, được nằm giữa hai dây đàn (không lấy cung vĩ ra ngoài được). Khi đàn, cọ sát vào dây và kéo, đẩy để phát ra âm thanh.
Màu âm:
Màu âm đàn Nhị (Cò) thanh, trong, rõ ràng, mềm mại gần giống như giọng hát cao. Muốn thay đổi màu âm và làm giảm độ vang, người ta dùng đầu gối bên trái bịt một phần miệng loe của bát nhị (trong tư thế ngồi trên ghế kéo Nhị) hoặc dùng ngón chân cái chạm vào mặt da ở bát nhị (nếu ngồi trên sân chiếu). Ngày nay có thể sử dụng bộ hãm tiếng (Sourdine) ở đàn Violon. Bằng cách hãm tiếng như trên, màu âm có thể thay đổi sự biểu hiện tình cảm sâu kín, xa lắng, sự mơ hồ, huyền bí…Nếu dùng bộ phận hãm tiếng cần có thời gian vài ba phách nghỉ và ghi chú trên đoạn nhạc.
TẠ THÂM hy vọng đã chia sẻ với các bạn những kiến thức bổ ích, chúc các bạn chơi đàn Nhị thật hay!
Xem thêm về kỹ thuật diễn tấu đàn Nhị
Danh mục tin
Tin khác
- Kỹ thuật chơi đàn Đoản
- Đàn Đoản
- Nhạc cụ của dân tộc Xơ đăng tại tỉnh Kon tum
- Nhạc cụ của dân tộc Giáy tại tỉnh Lào Cai
- Nhạc cụ trong hát ca trù
- Nhạc cụ của dân tộc H’Mông tỉnh Nghệ An
- Nhạc cụ của dân tộc Khơ mú tại tỉnh Nghệ An
- Nhạc cụ của dân tộc Thái tại tỉnh Nghệ An
- Nhạc cụ trong múa then của dân tộc Tày
- Nhạc cụ của dân tộc Giẻ-Triêng (nhóm Triêng) tại tỉnh Kon Tum