Trước đây, Lào là đất nước khá phong phú về các loại nhạc cụ. Tuy nhiên trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, một số loại nhạc cụ đã dần biến mất. Lào nằm giữa Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Myanmar do đó nhạc cụ của Lào khá giống với nhạc cụ của Thái Lan và Myanmar. Một số điểm tương đồng không chỉ giữa các quốc gia láng giềng, mà nhạc cụ truyền thống của Lào có hình dạng và âm thanh khá giống với 10 quốc gia trong khu vực Asean. Nhạc cụ của đất nước Lào chủ yếu được làm từ tre, cây sậy, dừa và các loại gỗ cứng. Do đó, hầu hết các nhạc cụ của Lào được tạo ra từ cây trồng thiên nhiên, tre và da động vật.
Nhạc cụ truyền thống đầu tiên của Lào mà Tạ Thâm muốn giới thiệu là Khaen vì đây là nhạc cụ lâu đời nhất tại quốc gia này, được sử dụng trong âm nhạc Lào từ thời Lan Xiang. Nhưng người dân thì tin Khaen đã tồn tại được khoảng 4000 năm. Khaen được làm từ một loại tre đặc biệt cùng với cây sậy. Khaen cũng là nhạc cụ được chơi bằng cách thổi vào các lỗ nhỏ. Người Lào thường chơi Khaen trong các sự kiện đặc biệt và cần thiết, đặc biệt là vào dịp năm mới. Trong khi thổi Khaen, người chơi có thể đồng thời tạo ra các giai điệu khác nhau. Nhạc cụ này có thể chơi độc tấu như trong âm nhạc truyền thống hoặc kết hợp với các nhạc cụ khác để đệm cho các bài hát. Tục ngữ Lào có câu “Những người sống dưới ngôi nhà sàn, ăn gạo dẻo và chơi Khaen chỉ có thể là người Lào hoặc anh em của Lào”.
Nhạc cụ thứ hai là Ra Nat. Ra Nat được làm từ một loại gỗ cứng và có 22 thanh gỗ được treo bằng dây. Ra Nat được chơi bằng vồ. Có 2 loại vồ được sử dụng: vồ cứng và vồ mềm. Vồ cứng được chơi trong các bài hát có tiết tấu nhanh vì chúng tạo âm thanh sáng và sắc nét, trong khi đó vồ mềm được chơi để tạo âm thanh mềm mại trong các bài hát tiết tấu chậm. Nhạc cụ này trước đây khá phổ biến trong các cuộc giải trí của vua, chúa trong thời kỳ chế độ quân chủ của Lào.
Nhạc cụ thứ ba là Kong (Trống). Ở Lào có nhiều loại Kong khác nhau. Có loại Kong được làm từ gỗ cứng và da động vật như da rắn hay da trâu. Một loại Kong khác được làm từ đồng thiếc, xuất hiện khoảng năm 700 trước công nguyên, và chúng được gọi là ‘Trống mưa đồng’. Trống đồng không chỉ được tìm thấy ở Lào mà còn được tìm thấy ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. Một điều đặc biệt ở loại trống này là hình con ếch trên đầu trống do đó người dân tin rằng khi chơi loại trống này trời có thể mưa. Ở Lào, Kong được coi là biểu tượng của hòa bình. Khi người dân Lào dành được tự do từ Pháp, người dân đã đánh trống để làm lễ kỷ niệm. Đến nay, người dân Lào vẫn chơi Kong trong nhiều lễ kỷ niệm đặc biệt.
Loại nhạc cụ truyền thống cuối cùng đó là Phin. Phin được làm từ một loại gỗ có khối lượng nhẹ, do đó nó tạo âm thanh trầm và khá thuận tiện để mang theo. Trước đây Phin chỉ có 2 hoặc 3 dây. Nhưng ngày nay Phin khá giống với cây đàn guitar vì nó có đến 5 dây. Tuy nhiên, âm điệu và âm thanh của Phin khác hoàn toàn với Guitar. Phin là nhạc cụ chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, do đó Phin cũng được sử dụng phổ biến ở một số quốc gia láng giềng của Lào.
Danh mục tin
Bài viết khác
- Nhạc cụ truyền thống của người Myanmar
- Nhạc cụ truyền thống của người Mông Cổ
- Nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha
- Nhạc cụ của xứ sở Tonga
- Nhạc cụ của đất nước Kazakhstan
- Nhạc cụ của đất nước Jamaica
- Nhạc cụ dân gian của nước Anh
- Nhạc cụ truyền thống của người Ấn Độ
- Nhạc cụ của Thái Lan
- Nhạc cụ của người Argentina bản địa