Cũng như đàn Nguyệt, đàn Tranh, đàn Bầu…, để chơi được đàn Tam, người chơi cần có kiến thức căn bản về kỹ thuật chơi. Và trong bài viết này, TẠ THÂM xin giới thiệu với các bạn Kỹ thuật chơi đàn Tam.
Tư thế cách gảy đàn:
Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu
Ngồi thẳng trên ghế: đàn được đặt ngang tầm tay.
1. Kỹ thuật tay phải: nghệ nhân để móng tay dài, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để gảy, có người dùng móng bằng sừng, bằng nhựa có vòng đeo chặt vào đầu ngón tay (như móng gảy đàn Tranh), hiện nay phổ biến nhất là sử dụng miếng gảy. Khi biểu diễn đàn Tam bằng miếng gảy, móng tay hoặc móng tay đeo không khác biệt lắm.
Ngón gảy:là dùng miếng gảy đánh vào dây từ trên xuống, ký hiệu là chữ U ngược.
Ngón hất: là sử dụng miếng gảy hất từ dưới lên, ký hiệu V.
Ngón vê: được sử dụng rất nhiều ở đàn Tam, dùng miếng gảy đánh xuống và hất lên liên tục, nhanh và đều, ký hiệu gạch 3 chéo ở đuôi nốt. Vê làm cho tiếng đàn vang đều từ đầu đến hết độ ngân của nốt nhạc, giàu sức biểu diễn và sinh động.
2. Kỹ thuật tay trái:
Kỹ thuật tay trái có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì cần đàn Tam không có phím, ngón này thường kết hợp với ngón vê của tay phải. Đàn Tam có khả năng chạy rất linh hoạt có thể đánh bán âm, ¾ âm, ¼ âm.
Ngón nhấn:
Tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn tay phải chỉ gảy một lần.
Ngón vuốt: vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt.
Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.
Vuốt lên, xuống: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.
Ngón giật:
Là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm thanh được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ.
Ngón mổ:
Gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong ban nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ.
Chồng âm, hợp âm:
Đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu.
Âm bồi:
Có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.
Đàn Tam thường được sử dụng trong Phường bát âm, dàn nhạc sân khấu Chèo, ngày nay đàn tam đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.
Với sự tâm huyết của mình , Nhạc cụ truyền thống cao cấp Tạ Thâm đã và đang nỗ lực hết mình để góp phần bảo tồn, phát triển và cống hiến mang đến cho người Việt Nam niềm tự hào và lòng yêu quý âm nhạc truyền thống. Tạ Thâm hy vọng qua bài viết sẽ giúp người yên đàn Tam có thể biết thêm những kiến thức cơ bản và tìm cho mình kỹ thuật chơi đàn phù hợp nhất. Tạ Thâm chúc các bạn thành công!
Bạn có thể tìm hiểu tham khảo thêm về Đàn Tam
Danh mục tin
Tin khác
- Kỹ thuật chơi đàn Đoản
- Đàn Đoản
- Nhạc cụ của dân tộc Xơ đăng tại tỉnh Kon tum
- Nhạc cụ của dân tộc Giáy tại tỉnh Lào Cai
- Nhạc cụ trong hát ca trù
- Nhạc cụ của dân tộc H’Mông tỉnh Nghệ An
- Nhạc cụ của dân tộc Khơ mú tại tỉnh Nghệ An
- Nhạc cụ của dân tộc Thái tại tỉnh Nghệ An
- Nhạc cụ trong múa then của dân tộc Tày
- Nhạc cụ của dân tộc Giẻ-Triêng (nhóm Triêng) tại tỉnh Kon Tum