Đàn bầu – Một cuộc chuyển hóa


Đàn Bầu hay còn được gọi là Độc Huyền Cầm. Là một loại nhạc cụ truyền thống đã quá đỗi quen thuộc, thân thương với người dân Việt Nam ta. Hôm nay TẠ THÂM xin giới thiệu đến các bạn bài viết “Đàn bầu – Một cuộc chuyển hóa” của Thạc sỹ Đoàn Quốc Trung - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, một bài viết hay và rất ý nghĩa.


“Đàn bầu ai gảy thì nghe
Làm thân con gái chớ ghe đàn bầu”


Chỉ với một cặp thơ lục bát nhưng cũng đủ để lại cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về cây đàn bầu.

 

dan-bau-tre


    

Đàn bầu có một dây, thuộc họ dây, chi dây gảy. khi chơi đàn người ta gảy âm bồi kết hợp với kỹ thuật nhấn cần tạo nên những âm thanh mềm mại, ấm áp có sức lay động lòng người.


Có lẽ ngay từ khi sinh ra, đàn bầu đã gắn với nghệ thuật hát Xẩm – một loại hình ca hát dân gian đọc đáo của người Việt khiếm thị ở Bắc Bộ. Đàn bầu và giọng hát của người nghệ nhân Xẩm, không chỉ làm rung động tấm lòng người nghe mà nó còn khêu gợi sự đồng cảm của họ với thân phận tủi hờn của người nghệ sỹ hát rong.


Về sau, đàn bầu không chỉ đóng khung trong nghệ thuật hát Xẩm mà đã được các nghệ sỹ sử dụng trong nhiều hình thức nghệ thuật ca hát cổ truyền khác như: sân khấu Tuồng, sân khấu Chèo, sân khấu Múa rối nước, Ca nhạc thính phòng Huế, Đờn ca Tài tử, sân khấu Cải Lương và trong hòa tấu với các nhạc cụ dân tộc khác. Ở trường hợp hòa tấu, đàn bầu đã phát huy thế mạnh của mình là lột tả được những cảm xúc trữ tình, tính chất bi thương giữa người với cảnh, nhân vật với vở diễn, làn điệu với đặc trưng âm nhạc từng vùng miền. Tuy vậy, trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, đàn bầu vẫn không được thu nhận vào các tổ chức dàn nhạc cung đình.


Từ giữa thế kỷ XX đến nay, cùng với sự chuyển mình của đất nước, đàn bầu đã có sự thay đổi đáng kể từ hình dáng đến chất liệu làm đàn; từ tác phẩm đến cách thức trình diễn, kỹ năng chơi đàn, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thưởng thức âm nhạc của con người Việt Nam hiện đại.


Người ta được chứng kiến sự thay đổi, bắt đầu từ việc cải tiến hình thức cây đàn sao cho bắt mắt hơn; âm lượng cây đàn vang to, ngân dài hơn; que gảy đàn được cải tiến khiến âm thaanh vang lên ấm và đẹp hơn. Song hành cùng với việc cải tiến là sự hiện diện của những sáng tác mới viết cho đàn bầu theo phương pháp phương tây. Có thể kể ra đây các tác phẩm tiêu biểu viết cho đàn bầu của các nhạc sỹ, nghệ sỹ - những người đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc truyền thống Việt Man trong suốt hơn nửa thế kỷ qua như : Vì miền Nam ( Huy Thục), Dòng kênh trong (Hoàng Đạm), Buổi sáng sông Hương, Cung đàn đất nước (Xuân Khải), Gửi Thu Bồn, Niềm tin tất thắng, Quê mẹ (Khắc Chí), Hồi tưởng (Xuân Thi), Gửi Huế mến yêu (Đình Long), Gửi đến Ngự Bình (Quốc Lộc), Thoáng quê ( Thanh Tâm), Câu hát mẹ ru (Phú Quang) v.v… Các tác phẩm đã không chỉ mang hồn dân tộc mà còn thổi vào đó hơi thở của cuộc sống mới làm phong phú thêm cho kho tàng các tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

 


dan-bau-go 


Có thể nói, nhờ vào những sáng tác mới này mà kỹ thuật diễn tấu của cây đàn bầu cũng đã có những bức phá ngoạn mục. Giờ đây, tay phải không chỉ có chức năng tạo âm đơn thuần, tay trái không chỉ tạo ra phần hồn của âm thanh mà tay phải đã hình thành nhiều kỹ thuật mới tăng cường khả năng thể hiện cảm xúc cho tác phẩm như: vê hai chiều để tạo những âm thanh vui tươi, rộn ràng; kỹ thuật gảy hai chiều để tạo tính chắc khỏe cho âm thanh; rồi kỹ thuật chơi nhiều nốt, bật dây v.v… tất cả đều đem đến những hiệu quả âm thanh mới, bổ sung những khuyết thiếu về âm thanh cho cây đàn. Giờ đây với những kỹ thuật mới được bổ sung, âm thanh của cây đàn bầu thật đa dạng: khi hì mượt mà, trữ tình, dịu êm, khi thì vui vẻ, khỏa khắn tràn đầy sinh lực cuộc sống; khi thì buồn thương, day dứt, khi thì kịch tính, sôi động, căng thẳng… phù hợp với thẩm mỹ nghe nhạc của công chúng đương đại.


Với sự hoàn thiện ngày càng cao về tính năng cũng như kỹ thuật, đàn bầu không chỉ làm rung động hàng triệu trái tim người dân Việt Nam mà còn gây được những ấn tượng đặc biệt với công chúng nước ngoài mỗi khi được nghe âm thanh của cây đàn này. Và, để đến được với mọi tầng lớp, mọi lưa tuổi công chúng Việt Nam yêu nhạc, người nghệ sỹ đã mở rộng phạm vi hoạt động của cây đàn bầu. Đàn bầu không chỉ được chơi trong các buổi biểu diễn hòa tấu thính phòng, trong các ban nhạc cổ truyền đệm cho hát hoặc cho sân khấu, mà đàn bầu đã bước lên sân khấu ca nhạc nhẹ, tuân thủ theo những nguyên tắc mà sân khấu ca nhạc nhẹ quy định.


Từ cây đàn bầu làm bằng ống bương với que gẩy bằng tre vót tròn như chiếc đũa, qua quá trình cải tiến cây đàn bầu đã có một gương mặt khác, đẹp và thanh thoát hơn, có khả năng thể hiện được các khía cạnh buồn, vui và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống đương đại. Bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo của cây đàn bầu trong xã hội ngày nay là việc làm hữu ích của bất kể những ai yêu cây đàn bầu nói riêng và nền âm nhạc truyền thống của đất nước nói chung. Hãy đến với cây đàn bằng việc chơi và thưởng thức nó. Việc làm này của mỗi chúng ta sẽ góp phần vào việc giữ một cây đàn độc đáo của dân tộc cho muôn đời sau.

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage