Tổng quan về đàn Nguyệt


Với vai trò là một nhà sản xuất nhạc cụ truyền thống cao cấp, TẠ THÂM xin chia sẻ một số kiến thức tổng quan về đàn Nguyệt với những người yêu đàn và muốn tìm hiểu về đàn Nguyệt - một trong những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt. Tạ Thâm hy vọng sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích.

Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy của dân tộc Việt còn gọi là đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm  vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt với nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như nhấn, luyến, vê…có nhiều khả năng độc tấu và hòa tấu. Đàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ dàng sử dụng và hợp với tiếng nói của dân tộc.

Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) khác với đàn Nguyệt của Trung Quốc, đàn Nguyệt Việt Nam có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao. Đàn Nguyệt có 8 phím, sau này gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc ngũ cung.

Hình thức cấu tạo:

  • Thùng đàn: hình tròn dẹt, có đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm như đa số các loại đàn gảy khác, đường kính 36cm đến 37cm (đàn Nguyệt Bắc) và 35cm (đàn Nguyệt Nam).
  • Đáy đàn và mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn gọi là ngựa đàn hoặc yếm đàn. Bộ phận này được làm bằng gỗ trắc.
  •  Thành đàn (hay còn gọi là hông đàn) được làm bằng gỗ trắc, có chiều cao khoảng 6,4 cm đến 7,7 cm (đàn Nguyệt Bắc) và 6,1 cm đến 6,3 cm (đàn Nguyệt Nam). Chiều dài đàn (được tính từ đầu đàn đến cuối đàn): đàn Nguyệt Bắc có chiều dài khoảng 104 cm đến 106 cm; còn chiều dài của đàn Nguyệt Nam khoảng từ 101cm đến 103 cm.
  •  Phím đàn: Lúc đầu đàn có 8 phím (6 phím gắn trên cần đàn, 2 phím trên mặt đàn). Sau có mở rộng thêm đến 12 phím với số phím gắn trên cần đàn giữ nguyên (6 phím), số phím còn lại tùy theo ít nhiều sẽ được gắn trên mặt đàn (Hai cây đàn dẫn trên thuộc loại 9 phím và 11 phím). Các phím cao làm bằng tre già, được gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau để phù hợp với hệ thống thang ngũ cung, đầu đàn ngả về phía sau.
  • Trục đàn: Có 4 lỗ trên trục đàn nhưng ngày nay chỉ dùng 2 trục gỗ để xuyên ngang qua 2 bên thành đàn của đầu đàn để mắc 2 dây. Sự hiện diện của một số cây đàn có 4 trục chứng tỏ khởi thủy đàn Nguyệt có mắc 2 dây kép (đàn song vận), sau này do nhấn không thuận tiện nên ngƣời ta bỏ lối mắc dây kép thành dây đơn.
  •  Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị trùng xuống.
  • Dây đàn: Trước đây, dây đàn được làm bằng tơ se, một to, một nhỏ nay thay bằng nilon. Dây to (dây trầm còn gọi là dây trong hay dây tồn); Dây nhỏ (dây cao gọi là dây ngoài hay dây tang). Tuy nhiên, để phù hợp với từng loại phong cách âm nhạc, đàn Nguyệt sẽ có 3 loại dây thường dùng là: dây to, dây nhỡ và dây nhỏ. Cụ thể là: bộ dây to dùng cho Hát văn có 2 loại với chỉ số 10 zem và 0,8 zem; 0.9 zem và 0,7 zem. Bộ dây nhỡ thường dùng trong Chèo và Ca Huế có chỉ số 0.8 zem và 0,6 zem. Bộ dây nhỏ dùng trong nhạc Tài tử-Cải lương có chỉ số 0,7 zem và 0,5 zem. Chiều dài của dây đàn tính từ đầu đàn đến ngựa đàn là 74,8 cm với đàn Bắc và 73,2cm với đàn Nam. Lối mắc dây thường 28 cách nhau một quãng 5 đúng hoặc quãng 4 đúng tùy theo giọng của từng bài, từng thể loại cho phù hợp. Ngoài ra còn có lối mắc dây theo quãng 8 đúng hoặc quãng 7 thứ.
  • Que đàn (móng gảy): được làm bằng sừng hoặc đồi mồi hoặc bằng nhựa. Ngày xưa các nghệ nhân gảy đàn bằng móng tay dài của mình. Ngoài ra là bộ phận được gọi là Cóc đàn (gắn ở đầu đàn) và Nhạn đàn (gắn trên mặt đàn) dùng để mắc dây. Như vậy, kích thước của cây đàn Nguyệt chỉ là tương đối, trong đó cây đàn Nguyệt Bắc bộ có hình dạng lớn hơn cây đàn Nguyệt Nam bộ (kể cả độ dài và độ dày của đàn). Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến âm sắc của mỗi cây đàn.

 

Tổng quan về đàn nguyệt

 

Màu âm:

Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng rất thuận lợi để diễn tả tình cảm sâu lắng. Đàn Nguyệt có tần âm rộng hơn hai quãng 8. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau: Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu sắc. Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của đàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thoát, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt. Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang.

Vị trí đàn Nguyệt trong Dàn nhạc:

Đàn Nguyệt có mặt trong đời sống âm nhạc nước ta từ nhiều thế kỷ trước. Theo tác giả Thụy Loan thì: Đàn Nguyệt là một trong những nhạc cụ của Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Lý và có mặt trong tổ chức dàn nhạc cung đình phục vụ cho tế lễ phật giáo. Sau khi du nhập, đàn Nguyệt nhanh chóng được Việt hóa và trở thành nhạc cụ được yêu thích nhất trong họ dây gảy của người Việt. Đàn Nguyệt với đặc điểm: cần đàn dài đã tạo hàng phím bấm có khả năng nhấn nhá chuyển hóa cao độ âm thanh hợp với tiếng lòng, cách mắc dây nylon kết hợp với kỹ thuật diễn tấu thông qua móng gảy vừa có khả năng tạo ra những âm thanh ấm áp, không căng cứng như âm thanh của dây kim loại nhưng cũng đầy khí khái, kiên định, không bi ai, sầu thảm như một số nhạc cụ dân tộc khác. Vì thế, đàn Nguyệt không chỉ có mặt trong các tổ chức dàn nhạc Lễ cung đình của các triều đại phong kiến ở Việt Nam mà còn là thành phần không thể thiếu trong nhiều tổ chức dàn nhạc đệm cho Hát văn, trong hòa tấu Ca nhạc Thính phòng Huế (Ca Huế), Ca nhạc Tài tử Nam bộ v..v…

Đàn Nguyệt không chỉ gắn bó với không gian xưa, gắn bó với tâm tư tình cảm của người xưa mà hiện còn phát huy được khả năng khắc họa và khơi dậy cảm xúc của người dân Việt Nam đƣơng đại, khẳng định vị trí của nó trong lịch sử cũng như trong hiện tại của nền âm nhạc Việt Nam.

Qua bài viết trên, TẠ THÂM hy vọng các bạn hiểu và yêu hơn cây đàn Nguyệt và sẽ có những đề xuất để gìn giữ, phát triển những Nhạc cụ truyền thống dân tộc nói chung và cây đàn Nguyệt nói riêng.

 

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage