Cấu tạo và âm thanh của đàn bầu


Nguồn: cuốn “Nhạc khí dân tộc Việt”, Võ Thanh Tùng

 Là một nhà chế tác nhạc cụ truyền thống số 1 Việt Nam với những cống hiến tích cưc trong việc bảo tồn, phát triển âm nhạc dân tộc, Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM luôn mong muốn chia sẻ với các bạn những kiến thức bổ ích về các loại nhạc cụ để giúp các bạn yêu hơn những giá trị của nhạc cụ truyền thống đối với đời sống tinh thần người Việt Nam. Ở bài viết này, Tạ Thâm giới thiệu với các bạn về cấu tạo và tính chất âm thanh của đàn Bầu, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cây đàn Bầu- một nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt.

Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và chế tác, Đàn Bầu của Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM là những cây đàn chất lượng cao với âm thanh đẹp và hình thức sang trọng, tinh tế và được các nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn yêu mến và tự hào. Đàn Bầu của Tạ Thâm có 3 loại:

  • Đàn Bầu thẳng,
  • Đàn Bầu gấp: có thể gấp lại nhỏ gọn, thuận tiện cho các nghệ sỹ đi biểu diễn xa.
  • Đàn Bầu tre: làm từ những ống tre được chọn lọc rất công phu, cẩn thận về độ thẳng, độ già, độ dày của thân ống.

Cấu tạo: Những cây đàn Bầu mang tính biểu diễn chuyên nghiệp được cấu tạo như sau:

  • Thân đàn: Đàn Bầu hình hộp dài, đầu đàn hơi cao và thuôn hẹp hơn cuối đàn. Mặt đàn của bằng gỗ hơi phồng lên. Mặt đàn Bầu của Tạ Thâm làm bằng gỗ Dổi- một loại gỗ tiêu chuẩn để làm mặt đàn Bầu mang lại sự âm vang cho tiếng đàn. Thành đàn làm bằng gỗ cứng như gỗ Mahogany, gỗ Mun, gỗ Cẩm Lai, gỗ Bubinga. Đáy kín nhưng có khoét lỗ ở cuối đàn để thoát âm và cũng là chỗ để mắc dây đàn.
  • Cần đàn (vòi đàn): phía đầu đàn có một cọc tre cắm từ mặt đàn xuống đáy đàn gọi là cần đàn (vòi đàn). Đầu cần đàn nhỏ dần và uốn cong về phía ngoài đầu đàn. Trước khi cắm cần đàn vào mặt đàn, người ta cho nó xuyên ngang qua bầu cộng hưởng.

Những cây đàn Bầu của Nhạc cụ truyền thống Tạ Thâm có cần đàn được vót thủ công bằng sừng trâu với kiểu dáng và kích thước tiêu chuẩn.

  • Bầu cộng hưởng:

Bầu cộng hưởng của đàn Bầu là một bỏ cứng của quả bầu, có nơi thay bằng gáo dừa và ngày nay bầu cộng hưởng được làm bằng gỗ được gọt tiện có hình dáng như nửa quả bầu. Một sợi dây có độ đàn hồi tốt căng từ đầu của hộp đàn kéo dài tới cần đàn chỗ cắm qua vỏ bầu cộng hưởng. Từ nơi mắc dây đến cần đàn tạo góc 30 độ.

  • Dây đàn: dây kim khí mắc từ trục lên dây, chui qua một lỗ nhỏ ở cuối mặt đàn, kéo chếch lên buộc vào vòi đàn, chỗ miệng loe của bầu cộng hưởng.
  • Bộ phận lên dây: một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn (ở phía cuối thân đàn) gắn một bộ phận lên dây bằng kim loại để mắc dây và lên dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.
  • Que gảy đàn: là một que nhỏ, ngắn và nhỏ hơn chiếc đũa, đầu vót nhọn hoặc hơi tròn tùy yêu cầu biểu diễn. Que gảy ngắn: tiếng mềm mại, trữ tình khi tremonlo ở một bậc cao hay trên cùng một phím thì tiếng đàn rõ nét hơn. Que gảy dài: tiếng thô nhưng khỏe và chắc, đầy đặn.
  • Bộ phận khuyếch đại: bầu cộng hưởng sau này của đàn Bầu được thay thế bằng gỗ chứ không phải bằng ống bương và vỏ quả bầu khô như trước. Một bộ phận cảm âm điện tử được đặt trong đàn, gắn chỗ mắc bộ phận lên dây, từ bộ phận cảm âm này sau đó được nối liền vào bộ phận khuyếch đại âm thanh điện tử (máy tăng âm và loa) dể phát ra tiếng đàn Bầu.

 

 

 

Tính chất âm thanh và hệ thống định âm của đàn Bầu:

Cùng trên cây đàn Bầu, không phải chỉ có một lối phát âm như các nhạc cụ khác mà có 2 lối phát âm đó là: thực âm và bội âm như sau:

  • Thực âm: Phương pháp cấu tạo âm thanh đã có ngay từ đầu khi chế tác ra cây đàn, khi vòi đàn ở vị trí tự nhiên, tay phải ta gảy que chạm vào dây ở bất cứ điểm nào trên dây, âm thanh được phát ra chính là âm thanh mà ta định ban đầu khi mắc dây và lên dây. Sau đó cũng như vậy ta thay đổi các vị trí của cần đàn, nắn cần rồi gảy dây tại bất kỳ điểm nào thì ta lại được các cao độ khác nhau tương ứng với vị trí gảy dây đàn mà không hề ảnh hưởng tới âm thanh phát ra, phương pháp cấu tạo âm thanh thực âm không tận dụng được các vị trí khác nhau trên dây đàn để tạo ra các cao độ khác nhau nên có phương pháp tạo âm thanh là bồi âm.
  • Bồi âm:

Người biểu diễn dùng tay mặt tì nhẹ vào một điểm quy định nào đó (những điểm nút của dây) rồi gảy nhẹ vào dây, khi dây phát ra âm thanh thì tay phải kịp thời nhấc lên, âm thanh phát ra là bồi âm. Cứ lần lượt như vậy nghệ sĩ biểu diễn sẽ gảy các vị trí quy định khác nhau trên dây và được các cao độ khác nhau theo quy luật nhất định của luật âm thanh là bồi âm và tiếp tục sử dụng tay trái thay đổi vị trí của cần đàn ta được cả một hệ thống âm thanh đó là âm vực của đàn Bầu.

  • Âm bồi thứ hai:

Những nghệ nhân đã tạo ra âm bội thứ hai mà không gảy đàn thêm cũng không uốn cần đàn. Gảy vào một điểm nút nào đó, âm thanh phát ra, khi tiếng đàn còn ngân, nghệ nhân dùng cạnh bàn tay đưa nhanh chạm nhẹ vào điểm nút khác để có được âm dự định rồi nhấc tay ra vào ngay. Màu âm của tiếng đàn thứ hai này trong sáng, bay nhưng hơi mảnh, gây cảm giác bang khuâng, xa xôi.

Cách ghi âm bồi thứ hai: trước hết ghi nốt nhạc phải gảy với độ ngân quy định, tiếp theo dùng dấu luyến bắt sang một nốt khác, nốt này là âm bội thứ hai (cũng cần ghi theo độ ngân quy định).

Hy vọng với những kiến thức vừa chia sẻ, TẠ THÂM sẽ giúp các bạn hiểu hơn cây đàn Bầu - một nhạc cụ truyền thống trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam. TẠ THÂM chúc các bạn thật nhiều niềm vui bên cây đàn yêu qúy của mình!

 

Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM Nhạc cụ truyền thống cao cấp TẠ THÂM
8/10 140 bình chọn
Quick comment
  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Lan! Hiện tại Nhạc cụ Tạ Thâm chưa có chi nhánh ở Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn mua móng đồi mồi đàn tranh thì Tạ Thâm sẽ gửi cho bạn qua EMS bưu điện. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số (04)3.928.6059 để được tư vấn trực tiếp nhé! Cảm ơn bạn!

  LAN

muốn mua bộ móng đồi mồi đàn tranh của tạ thâm . Xin cho biết cửa hàng mình có chi nhánh ở sài gòn không ? cám ơn ( hiện mình đang sống tại saigon ).

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Vũ Minh Khôi. Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Nam! Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số điện thoại để được Tạ Thâm tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Vũ minh khôi

Chào a tôi muốn mua một bộ đàn đá để về chưng bay ở quán cfe và một số nhạc cụ của các dân tộc trên cả nước và nhờ a tư vấn giúp và bán các sản phẩm nhạc cụ cho e .trân trọng.

  Nguyễn Nam

Chào anh (chị) cho em hỏi là học đánh đàn tranh nên bắt đầu từ đâuvà có những cơ sở nào dạy đánh đàn tranh uy tín ở miền Bắc không ạ!!!Em xin cảm ơn!!!!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Nguyễn Ngọc! Bạn vui lòng để lại số điện thoại để Nhạc cụ Tạ Thâm tư vấn cụ thể cho bạn nhé! Hoặc bạn gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nhạc cụ Tạ Thâm

Chào bạn Quyền! Đàn nguyệt giá thấp nhất của Nhạc cụ TẠ THÂM là cây NM1 có giá 2.800.000VND. Đàn nguyệt TẠ THÂM là những cây đàn có thể phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và đều được làm bằng gỗ nguyên miếng! Mỗi cây đàn đều được bảo hành 1 năm và bảo trì trọn đời, nên bạn yên tâm về chất lượng nhé! Nhạc cụ TẠ THÂM còn có các mẫu đàn nguyệt khác, mời bạn tham khảo tại website:http://tatham.vn/dan-nguyet-c136.html. Bạn vui lòng gọi số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp nhé: (04)3.928.6059. Cảm ơn bạn!

  Nguyễn Ngọc

Xin hỏi shop một bộ phụ kiện đàn bầu gồm: cần đàn loại đẹp, mobin loại tốt, khóa lên dây loại tốt là bao nhiêu tiền bao gồm cả ship? Mình ở Hạ long Quảng ninh.

  quyền

cho minh hỏi đàn nguyệt của mình rẻ nhất là loại 2 triệu 8 ah. có còn loại nào khac ko add, mình mới tập nên muốn mua một chiếc, chỉ biết bên mình là hàng uy tín và chất lượng .xin cảm ơn

Xem thêm
Tên Email Nội dung
facebook like fanpage