Nhạc cụ của dân tộc Mông Đu tại tỉnh Lào Cai
Người Mông khi vui buồn đều dùng tiếng hát để biểu lộ cảm xúc với nhiều hình thức sinh hoạt ca hát. Các đôi trai gái thường tìm hiểu nhau qua hình thức hát đối đáp. Trong đám cưới có điệu hát làm mối do ông mối hát với nhiều lời ca phù hợp tùy theo từng tình huống khác nhau như: hát khi ông mối đến nhà gái, hát chúc mừng tổ tiên, hát ca ngợi cô gái, hát lúc ăn cơm…
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc Xơ đăng tại tỉnh Kon tum
Người Xơ đăng (nhóm M’Nâm) yêu thích ca hát. Họ có lối Acheo h'nụ đ’bo để nam nữ hát đối đáp với nhau khi đi làm, khi vui chơi hội hè. Nội dung thường là những bài hát giao duyên để nam nữ thanh niên bày tỏ tình cảm với nhau.
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc Giáy tại tỉnh Lào Cai
Nhạc cụ của người Giáy chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt đời thường, gồm nhóm nhạc cụ hơi như kèn (pồ lế), sáo lá (pơ bơ mấy), sáo lưỡi (nau lín), sáo ngang (náu lín), sáo ngang (náu vang); nhóm nhạc cụ màng rung có trống (trổông) và nhóm nhạc cụ tự thân vang có não bạt (xéo).
Xem thêmNhạc cụ trong hát ca trù
Ca trù là hình thức ca – múa – nhạc chuyên nghiệp cổ truyền có tổ chức hoạt động nghệ thuật phường nghề, dưới sự quản lý của nhà nước sớm nhất ở nước ta. Ca trù từ lâu đã trở thành một hiện tượng văn hóa hết sức đặc biệt, tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, xã hội người Việt.
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc H’Mông tỉnh Nghệ An
Nét độc đáo trong diễn tấu tra kênh là người ta vừa thổi khèn vừa nhảy. Vì thế, trong các lễ hội truyền thống các chàng trai thường hay được các cô gái chú ý khi tham gia trình tấu nhạc cụ này. Để trình diễn hay, người ta dành rất nhiều thời gian để tập luyện những bài khèn và múa khèn nhằm khẳng định mình mỗi khi diễn tấu trước mặt người khác, nhất là những chàng trai chưa có vợ. Ngày nay, nhạc cụ này còn được dùng để đệm cho những bài hát dân ca hay trong sinh hoạt văn nghệ quần chúng của đồng bào.
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc Khơ mú tại tỉnh Nghệ An
Tót tơm là một trong những loại sáo dọc đặc trưng của người Khơ mú, được chế tác từ phần ngọn của một thân cây nứa nhỏ, có chiều dài khoảng 55cm, đường kích phần cuối sáo khoảng 1 đến 1,5cm và thon nhỏ dần cho tới phần đầu là khoảng 0,6cm.
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc Thái tại tỉnh Nghệ An
Người Thái có đủ các họ nhạc cụ: dây, hơi, tự thân vang và màng rung. Các nhạc cụ này hiện vẫn đang được các nghệ nhân dân gian lưu truyền và phát huy trong sinh hoạt đời thường, các dịp hội hè, lễ tết của họ.
Xem thêmNhạc cụ trong múa then của dân tộc Tày
Nhạc cụ đệm cho múa dân gian cũng như múa tín ngưỡng Then của dân tộc Tày không nhiều như một số dân tộc khác, nhưng nó có dấu ấn văn hóa rõ nét
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc Giẻ-Triêng (nhóm Triêng) tại tỉnh Kon Tum
Người Giẻ-Triêng còn có các tên gọi khác: Đgiéh, Ta reh, Giảng rây, Pin, Triêng, Treng, Ta liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca yang. Truyền thống âm nhạc của người Triêng khá đa dạng, thông qua các làn điệu dân ca như: Dư chầu (hát ru), Tam prai (hát trong khi dệt vải), Nêng rẹt (hát trong đám cưới).
Xem thêmNhạc cụ của dân tộc Brâu tại tỉnh Kon Tum
Trong cuộc sống, người Brâu thích dùng tiếng hát để biểu lộ cảm xúc. Các bài hát dân ca Brâu mang nhiều nội dung khác nhau thường gắn với các sinh hoạt cộng đồng như Ohđơm (lễ ăn cơm mới), Loong krạ (lễ ăn hỏi), Pri jông (lễ cưới), hoặc Mộ mư (hát kể chuyện)…
Xem thêm